Menu
Đang cho con bú uống cà phê sữa được không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Nhiều người khuyên rằng trong cà phê có chứa các chất kích thích như caffein nên không nên uống cà phê sữa khi cho con bú. Vậy điều này là đúng hay sai? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! Đang cho con bú uống cà phê sữa được không? Các mẹ bỉm sữa tốn khá nhiều thời gian, công sức vào việc trông con, dẫn đến không ngủ đủ giấc khiến người luôn trong trạng thái uể oải. Những lúc như thế, uống cà phê sữa là một cách giúp các bà mẹ duy trì sự tỉnh táo để chăm con. Việc uống cà phê sữa để duy trì sự tỉnh táo khiến người mẹ nạp nhiều caffeine vào cơ thể, dẫn đến mối lo đứa trẻ sẽ hấp thu phải chất caffeine trong khi bú sữa mẹ, gây hại cho cơ thể. Vậy, cà phê có phải “chất cấm” đối với các bà mẹ bỉm sữa? Để trả lời cho câu hỏi “Đang cho con bú uống cà phê sữa được không?”, các chuyên gia về sức khỏa đã chỉ ra rằng, chỉ có 1% lượng caffeine người mẹ tiêu thụ được ngấm vào sữa mẹ và tồn tại trong sữa mẹ từ 1-2h đồng hồ. Số lượng nhỏ này không đủ để gây hại cho hầu hết các bé đang bú sữa mẹ. Thế nên, câu trả lời cho câu hỏi “Đang cho con bú uống cà phê sữa được không?” là có thể, nhưng nên hạn chế. Đang cho con bú uống cà phê sữa theo liều lượng như thế nào? Sau khi đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đang cho con bú uống cà phê sữa được không, mẹ bỉm sữa cần phải tìm hiểu về lượng cà phê sữa được uống trong mức cho phép để không gây hại cho cơ thể con trẻ. Tuy có thể uống cà phê sữa trong khi cho con bú, nhưng người mẹ phải uống một cách có tư duy. Điều cần chú ý là theo dõi lượng caffein nạp vào ảnh hưởng thế nào đến đứa trẻ và theo dõi các dấu hiệu như sự tỉnh táo hay sự kiệt sức ở con. Nếu đứa trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi, mẹ bỉm sữa không nên uống cà phê sữa khi cho con bú. Vì sự chuyển hóa của trẻ sơ sinh không thể loại bỏ được caffein chúng hấp thụ trong sữa mẹ, do đó, caffeine sẽ có khả năng tích tụ và gây ra khó chịu hoặc mất ngủ cho bé. Khi đứa trẻ lớn hơn, người mẹ có thể hấp thu từ 450 đến 680ml cà phê sữa mỗi ngày nếu con không cảm thấy khó chịu hay mất ngủ. Tuy nhiên, có những đứa trẻ có phản ứng bồn chồn, nhạy cảm hay cáu gắt khi hấp thụ phải caffeine trong sữa mẹ. Khi đó, người mẹ nên ngừng không uống cà phê sữa trong khi cho con bú nữa.
Tốt nhất, người mẹ đang cho con bú chỉ nên uống 1-2 ly cà phê sữa nguyên chất mỗi ngày, đảm bảo lượng caffeine không được vượt quá 300mg (chú ý mỗi loại cà phê sẽ có lượng caffeine khác nhau). Bên cạnh đó, chất caffeine sẽ phát huy tác dụng 1h sau khi uống. Vì vậy, sau khi uống cà phê sữa 1h, người mẹ không nên cho con bú. Đồng thời nên uống thêm nhiều nước vì cà phê sữa có thể khiến cơ thể người mẹ thiếu nước, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp sữa cho con. Lượng caffein trong các loại cà phê sữa và một số loại đồ uống khác Để biết đang cho con bú uống cà phê sữa được không, người mẹ cần tìm hiểu lượng caffein trong từng loại cà phê để không dùng quá lượng caffein có thể hấp thụ. Bình thường, trong 200ml cà phê phin thường có từ 102 đến 200mg caffein. Còn trong 200ml cà phê hòa tan sẽ có từ 27 đến 173mg caffein. Hơn nữa, lượng caffein trong cà phê sữa sẽ thay đổi tùy theo kích thước ly, cốc hoặc thay đổi tùy vào phương pháp pha chế cũng như chất lượng của hạt cà phê. Nên chú ý điều này để không vượt quá “liều lượng” caffein cho phép mỗi ngày. Trên đây chúng tôi đã giúp các mẹ bỉm sữa giải đáp thắc mắc đang cho con bú uống cà phê sữa được không. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp các bà mẹ đang cho con bú có thêm những thông tin hữu ích để đảm bảo cho sức khỏe cho cả mẹ và bé. Xem thêm: Hướng dẫn cách nhuộm tóc bằng cà phê hòa tan
1 Comment
|
ArchivesCategories |